Triều đại Neferirkare_Kakai

Khoảng thời gian

Tác phẩm Aegyptiaca của Manetho ấn định cho Neferirkare một triều đại kéo dài 20 năm, nhưng các bằng chứng khảo cổ học ngày nay lại cho thấy rằng điều này là một sự ước tính quá cao. Đầu tiên, tấm bia đá Palermo còn lưu giữ năm của lần kiểm kê gia súc thứ 5 dưới thời kỳ trị vì của Neferirkare.[80] Những lần kiểm kê gia súc là một sự kiện quan trọng nhằm mục đích ước lượng số thuế phải thu đối với người dân. Dưới triều đại của Neferirkare, nó bao gồm việc kiểm kê gia súc, những loài động vật có sừng và những loài vật nuôi nhỏ.[81] Sự kiện này được cho là diễn ra hai năm một lần dưới thời kỳ Cổ Vương quốc, tức là diễn ra cứ mỗi hai năm, điều này có nghĩa là Neferirkare đã trị vì ít nhất mười năm. Dựa vào hình dạng của tấm bia đá Palermo, ghi chép này phải tương ứng với năm trị vì cuối cùng của ông hoặc gần với thời điểm đó,[82] vì vậy ông đã cai trị không quá 11 năm. Điều này còn được chứng minh thêm bởi hai bản khắc đá viết nghiêng được những người thợ xây để lại trên một số khối đá đến từ kim tự tháp của Khentkaus II và Neferirkare, cả hai đều có niên đại thuộc về năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ năm của Neferirkare, năm trị vì cao nhất được biết đến của ông.[80][83] Cuối cùng, Verner chỉ ra rằng một triều đại kéo dài 20 năm sẽ khó mà phù hợp với tình trạng dang dở của kim tự tháp của ông tại Abusir.[84]

Hoạt động tại Ai Cập

Một chiếc bình nghi lễ được phục chế[note 5] được làm từ gỗ sung dâu cùng với sứ và được dát vàng, nó cho thấy đồ hình của Neferirkare và được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của ông.[85][28] Ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập ở Berlin.[85]

Ngoài việc xây dựng kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của mình, ít điều được biết đến về các hoạt động của Neferirkare trong thời kỳ trị vì của ông.[86] Một số sự kiện có niên đại thuộc về năm trị vì đầu tiên và cuối cùng của ông đã được ghi lại trên những mảnh vỡ còn sót lại của tấm bia đá Palermo,[87][88][89] một biên niên sử hoàng gia kéo dài từ thời điểm bắt đầu triều đại của Menes thuộc Vương triều thứ nhất cho đến tận khoảng chừng thời kỳ trị vì của Neferirkare.[note 6][91][92] Theo tấm bia đá Palermo, vị pharaon tương lai Neferirkare, mà còn được gọi là Ranefer,[note 7] kế vị ngai vàng vào ngày tiếp theo sau khi Sahure qua đời, nó diễn ra vào ngày thứ 28 của tháng thứ 9.[94][95]

Biên niên sử tiếp đó còn ghi lại rằng trong năm đầu tiên làm vua, Neferirkare đã ban tặng đất đai cho những điền trang nông nghiệp phụng sự việc thờ cúng các vị thần Ennead, Linh hồn của Pe và Nekhen cùng với các vị thần của Keraha[note 8][97][49] Đối với Ra và Hathor, ông đã dâng tặng một bàn lễ vật và cung cấp cho nó 210 lễ vật hàng ngày, ông còn ra lệnh xây dựng hai phòng kho và sử dụng những người hầu mới trong ngôi đền chính.[97]Neferirkare còn ra lệnh "tạo thành hình và mở miệng một bức tượng bằng electrum của [vị thần] Ihy, hộ tống [nó] tới nhà nguyện mrt của Snefru thuộc điện thờ nht của Hathor".[98][99] Trong giai đoạn sau thuộc triều đại của ông, vào năm của lần kiểm kê gia súc thứ ̀5, Neferirkare đã dựng một bức tượng bằng đồng cho bản thân mình và lắp ghép bốn chiếc thuyền cho Ra và Horus ở trong và xung quanh ngôi đền mặt trời của ông, hai trong số đó được làm bằng đồng.

Bởi vì tấm bia đá Palermo kết thúc[90] xung quanh sự cai trị của Neferirkare, cho nên một số học giả như là Grimal đề xuất rằng nó đã được biên soạn dưới thời trị vì của ông.[86]

Chính quyền

Chỉ có một số ít các hoạt động cụ thể của chính quyền do Neferirkare thực hiện là được biết tới. Một sắc lệnh của ông khắc trên một phiến đá vôi đã được khai quật vào năm 1903 tại Abydos và ngày nay đang nằm tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.[15]Sắc lệnh này miễn cho tất cả những người phụng sự trong một ngôi đền của Khenti-Amentiu không phải đi phu suốt đời hay phải chịu hình phạt tước toàn bộ tài sản cùng sự tự do và buộc phải làm việc trên các cánh đồng hoặc trong một mỏ đá.[100][101][81] Sắc lệnh này đã gián tiếp cho thấy rằng việc đóng thuế và đi phu đã được áp đặt lên tất cả mọi người như là một luật lệ chung.[102]

Triều đại của Neferirkare chứng kiến sự lớn mạnh của chính quyền Ai Cập và tầng lớp giáo sĩ, mà đã nắm giữ được nhiều quyền lực hơn các triều đại trước mặc dù nhà vua vẫn còn được coi như là một vị thần sống.[4] Đặc biệt, các chức vụ như tể tướng và quan giám sát các cuộc thám hiểm, vốn là những chức quan cao nhất, đã được mở rộng cho những người không thuộc hoàng gia.[89] Đi cùng với xu hướng này, những mastaba của các quan đại thần đã bắt đầu trở nên tinh vi hơn, ví dụ như cùng với các nhà nguyện bao gồm nhiều căn phòng[103][104] và từ giai đoạn giữa cho đến giai đoạn cuối vương triều thứ Năm là những cổng vào lớn với nhiều cột[105] và những phức hợp lăng mộ của gia đình.[104] Cũng vào khoảng thời gian này, các quan đại thần đã bắt đầu ghi lại những bản tự thuật trên các bức tường trong ngôi mộ của họ.[60]

Sự thay đổi của tước hiệu hoàng gia

Triều đại của Neferirkare Kakai còn chứng kiên sự thay đổi quan trọng cuối cùng[106] đối với tước hiệu của các pharaon. Ông là vị pharaon đầu tiên tách rời các tên hiệu nswt-bjtj ("Vua của Thượng và Hạ Ai Cập") và S3-Rˁ ("Con trai của Ra") khỏi tước hiệu hoàng gia. Ông đã kết hợp hai tên hiệu này với hai tên gọi riêng biệt khác nhau: tên prenomen và tên nomen. Tên prenomen hay tên ngai được sử dụng bởi vị tân vương khi ông ta lên ngôi vua, nó được viết trong một đồ hình trực tiếp ngay sau ký tự con ong và cây lách đại diện cho nswt-bjtj.[106][107] Từ thời đại của Neferirkare trở đi,[108] tên nomen hay tên lúc sinh ra, cũng được viết trong một đồ hình[109] và nằm phía trước nó một cách hệ thống là tên hiệu "Người con trai của Ra", mà được cho là đã được sử dụng đôi lần trước kia.[41]

Thương mại và các hoạt động quân sự

Có ít bằng chứng về các hoạt động quân sự dưới triều đại của Neferirkare. William C. Hayes cho rằng một vài mảnh vỡ của những bức tượng bằng đá vôi miêu tả các tù binh chiến tranh đang quỳ và bị trói được phát hiện trong ngôi đền tang lễ của ông[110][111] có thể chứng thực cho những cuộc tấn công trừng phạt ở Libya về phía Tây hoặc ở SinaiCanaan về phía đông dưới triều đại của ông.[41] Nhà sử học về nghệ thuật William Stevenson Smith bình luận rằng những bức tượng như vậy là các chi tiết trang trí thông thường[110] của những ngôi đền hoàng gia và các mastaba, điều này cho thấy rằng chúng có thể không liên quan trực tiếp tới những chiến dịch quân sự thực sự. Những bức tượng tương tự và các bức tượng nhỏ bằng gỗ miêu tả các tù binh đang quỳ đã được phát hiện trong khu phức hợp tang lễ của Neferefre,[112] Djedkare Isesi,[113] Unas,[114] Teti,[115] Pepi I[116]Pepi II[110] cũng như trong ngôi mộ của tể tướng Senedjemib Mehi.[117][118]

Các mối quan hệ thương mại với Nubia là điều duy nhất được chứng thực dưới triều đại của Neferirkare.[60] Các bằng chứng khảo cổ học cho điều này đó là những vết dấu niêm phong và ostracon có mang tên của ông được phát hiện trong pháo đài ở Buhen, thuộc khu vực thác nước thứ Hai của sông Nile.[119] Sự tiếp xúc với Byblos nằm ở khu vực ven biển Levant có thể cũng đã diễn ra dưới thời trị vì của Neferirkare, như được đề xuất bởi một chiếc bát duy nhất bằng đá thạch cao tuyết hoa có khắc tên của ông mà được phát hiện tại đó.[119]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Neferirkare_Kakai http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k55548k.pdf http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.ifao.egnet.net/bifao/012/09/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/085/24/ http://www.aeraweb.org/wp-content/uploads/2015/01/... http://www.archaeogate.org/egittologia/article/657...